– Anh chạy nhanh cho tôi về nhà.
Khi Vọng mở cổng rào mới giật mình, bởi cổng chỉ khép chứ không khóa. Cả cửa nhà trong cũng thế, anh vừa đẩy cửa đã mở toang. Có hai người ngồi ở ghế salông mà vừa nhìn thấy Vọng đã vô cùng ngạc nhiên.
– Má.
Bà Muôn đang ngồi yên, ngắm nhìn người trước mặt. Mà người đó chính là… phụ nữ ăn mày lúc nãy.
– Kìa, má! Con đi tìm má, sao má không đi taxi mà lại về đây? Bà Muôn chỉ về phía khách:
– Tao đi tìm người này. Sao mầy không chào người ơn của mầy đi, thằng bất hiếu kia!
Vọng ngơ ngác:
– Kìa má! Sao lại…
Bà Muôn chợt ra dấu:
– Giao con cho nó!
Người phụ nữ ăn mày chẳng nói chẳng rằng, thật nhanh tay chuyền đứa bé đang bế trên tay sang cho Vọng. Bà ta vừa đưa sang đã buông tay ra, mà nếu Vọng không đỡ lấy thì đứa trẻ sẽ rơi xuống đất. Bắt buộc phải nhận, Vọng bế gọn đứa nhỏ trong lòng, vừa lúc bà Muôn nói:
– Con cái mầy đem bỏ rơi, người ta nuôi nấng giùm, chớ nếu không thì quạ tha, hổ xé mất rồi! Sao còn đực mặt ra đó, không cảm ơn người ta đi!
Trong lúc Vọng còn bối rối thì người phụ nữ ăn xin đã đứng lên, vừa bước ra cửa vừa lẩm bẩm:
– Gieo gì sẽ gặt nấy thôi!
Khi chị ta ra khỏi cửa rồi Vọng mới lúng túng hỏi mẹ: – Má, tại sao chị ta bỏ con ở đây?
Bà Muôn lạnh lùng nói:
– Nó giao con lại cho mầy đó!
Vọng hốt hoảng:
– Con gì?
– Thì đứa con còn trong bụng mẹ, mới bảy tháng tuổi mầy đã bỏ mẹ con nó, còn hỏi!
– Kìa, má!
Vọng bây giờ mới nhìn thẳng vào mặt đứa trẻ trên tay mình. Anh giật mình, bởi đứa bé có nét giống anh như khuôn đúc! Nhất là đôi lông mày rậm và gần giao nhau ở trán.
– Con… con gì của con?
Bà Muôn quay mặt đi chỗ khác, giọng bà chùn xuống. – Của con Bảo Ngọc!
Câu nói ngắn của bà đủ làm cho Vọng thất thần, suýt nữa anh đã để rơi đứa bé khỏi tay.
– Má nói gì?
Bà Muôn phải la lên:
– Coi chừng nó té!
Vọng đờ người ra, miệng lảm nhảm:
– Bảo Ngọc… tại sao lại là… Bảo Ngọc! Trời ơi…
Anh ta lảo đảo, suýt té ngang qua ghế. Bà Muôn phải đỡ lấy đứa bé. – Gieo gì gặt nấy, họ đã nói vậy mà…
Hai mẹ con lặng im. Không khí nặng nề. Vừa lúc ấy đứa bé cất tiếng khóc ré lên…
Hằng từ trong bệnh viện bước ra thì gặp ngay chiếc xích lô trờ tới. Cô không định đi xích lô, bởi đang vội, nhưng người đạp xe không nói không rằng, đã hạ càng xe xuống, như một cử chỉ mời đi xe.
Không đành từ chối nên Hằng bước lên và giục: – Đi nhanh lên!
Hằng đang rất sốt ruột, chẳng biết mẹ mình về nhà, rồi có trở bệnh gì nữa không. Bởi vị bác sĩ điều trị khi gặp Hằng trước lúc ra về, đã dè dặt nói:
– Bà cụ tuy tỉnh táo lại, nhưng mạch bất thường lắm. Có lúc huyết áp tăng lên 18-19, có lúc lại tuột dưới 10. Tôi chưa thấy ai như vậy mà còn tỉnh táo cả. Cô nên theo dõi sát sức khỏe bà cụ.
CÁC BẠN ĐANG ĐỌC TRUYỆN MA: CHUÔNG GỌI HỒN
Biết Vọng là người vô tâm, nhất là từ khi chuyện hôn nhân anh đỗ vỡ, khiến Vọng đôi khi như người cõi trên.
Chuyện Vọng chuyển ra ở riêng cũng là một vấn đề. Giữa Vọng và mẹ có gì đó lấn cấn nhau…
Mãi nghĩ ngợi, lúc nhìn lên Hằng giật mình: – Ủa đi đâu vậy?
Lúc ấy xe đang hướng về con đường ngoại ô. Người đạp xe lên tiếng: – Hồi nãy cô không nói là đi đâu, tôi tưởng hướng này…
Hằng càng ngạc nhiên hơn:
– Chị là… phụ nữ?
Người đạp xe cười:
– Chị tức là phụ nữ rồi!
– Nhưng mà ý tôi muốn hỏi sao đàn bà mà đạp xích lô?
– Đàn bà cũng phải ăn như đàn ông, nên cái gì đàn ông làm được thì đàn bà cũng làm được!
Hằng làu bàu:
– Phải biết vậy hồi nãy…
– Cô hối tiếc vì đã đi xe do đàn bà đạp phải không? Vậy cô có cần xuống đi xe khác?
Hằng bực bội:
– Chị nói nhiều quá. Quay lại đi về khu Xã Tây.
Xích lô rẽ tay trái, nhưng lại bất ngờ tấp vào lề, rồi phóng thẳng vào một cổng nhà lớn đang mở cửa.
– Đi đâu vậy?
Lúc này người đàn bà đạp xe không đáp, cứ lao vút xe vào sân, rồi ngừng lại nói như ra lệnh:
– Xuống đi!
Hằng gắt lên:
– Sao lại xuống đây?
Nhưng người này không trả lời, lại đi thẳng vào trong. Lúc này Hằng mới nhìn kỹ, cô thấy trên vách phía tay mặt có dòng chữ vừa Hoa vừa Việt: Tang Nghi Quán.
Cô hốt hoảng:
– Sao lại là đây?
Vừa khi ấy người phụ nữ trở lại, trên tay xách một chiếc giỏ cũ, đưa cho
Hằng:
– Cô đem về đưa cho thằng anh của cô. Thằng Vọng đó! – Cái này là…
Hằng nhìn chiếc giỏ xách thấy quen, thì kịp lúc cô được giải thích: – Của chị dâu cô đó, nhớ chưa!
Lúc này Hằng mới kêu lên:
– Của chị Bảo Ngọc? Đúng rồi, cái giỏ này…
– Cô có trí nhớ tốt hơn mẹ và thằng anh vô tâm của cô nhiều. Đúng, đây là quần áo và tư trang của người ấy, được mang vào đây trước khi chết.
Hằng cảm giác lạnh khắp người, cô nhìn người đạp xe: – Sao… sao chị biết chuyện nhà của tôi?
Chị ta lại cười rất khó hiểu:
Chuyện tùm lum ra đó, ai mà không biết. Cô còn nhớ lần cuối cùng cô chị dâu cô rời khỏi nhà bao lâu rồi không?
Hằng hơi run.
– Chuyện… chuyện đó cả năm rồi. Chị Bảo Ngọc đi sinh, mà sinh khó nữa. Hôm đó anh tôi đưa chị đi mà, vào chiều tối…
Bất ngờ chỉ tay lên tường, người phụ nữ hỏi: – Cô đọc được dòng chữ kia không?
– Tang Nghi Quán. Nó là…
– Là nhà xác của người Hoa. Nơi đây những người quản xác người chết để chuẩn bị mai táng. Gọi là nhà tang lễ theo người Việt.
– Vậy sao dính tới chị dâu tôi?
Người phụ nữ cười khẩy:
– Vậy mới có chuyện để nói! Cô nói ngày đó anh trai cô đưa vợ mình đi nhà bảo sinh chứ gì? Vậy sao lại đưa vào đây?
Hằng cãi:
– Làm sao có chuyện ấy! Chị dâu tôi chết do sinh khó, ở nhà bảo sinh mà. – Vậy sao hành lý mang theo lại nằm ở đây?
Hằng lắp bắp:
– Có lẽ… có lẽ…
Giọng người kia đanh lại:
– Anh ta cùng với bà ấy đã đẩy một người chưa chết vô đây rồi bỏ mặc hai ba ngày đêm!
Câu nói của chị ta khiến Hằng lùng bùng lỗ tai, cô phải hỏi lại: – Chị… chị nói ai đẩy ai?
Chẳng đáp, chị ta đẩy xe trở ra, lặng im đạp đi. Hằng hỏi dồn: – Chị vừa nói chuyện nhảm nhí gì đó? Thật ra chị là ai?
– Tôi là ai chị không cần thiết biết. Điều cần là bây giờ cô cứ đem cái giỏ hành lý này về. Người nhà cô ắt sẽ cho cô biết tôi là ai.
– Nhưng mà…
Chợt chị ta thắng gấp làm chiếc xe suýt lộn mèo tới trước. Hằng bực tức
la lên:
– Chạy xe kiểu gì vậy?
Khi lấy lại bình tĩnh thì Hằng vô cùng ngạc nhiên khi thấy chiếc xe xích lô chở mình đang đậu giữa tim đường, mà bên tay phải chính là nhà của mình! Nhìn ra sau thì Hằng càng ngạc nhiên hơn, bởi người phụ nữ đạp xe đã biến đi đàng nào rồi!
– Chị… chị…
Ở phía sau nhiều tiếng còi xe thúc giục inh ỏi, khiến Hằng quýnh lên, cô nhảy đại xuống xe và chạy một mạch vào nhà.
Vừa bước vô phòng khách Hằng đã nghe mẹ mình hỏi vọng ra: – Có lấy đồ đạc về cho nó không?
– Má hỏi…
Nhìn thấy cái giỏ trên tay Hằng, bà Muôn mừng rỡ: – Ừ, đúng là nó rồi!
Bà chụp lấy chiếc giỏ và mở tung ra liền. Trong giỏ có ba bộ quần áo phụ
nữ và một số khá nhiều tã lót, quản áo trẻ sơ sinh. Cái nào cũng còn sạch sẽ.
Lúc ấy Vọng mới ngước lên nhìn, anh ta hơi bị kích động khi thấy mấy vật kia. Hằng lên tiếng hỏi:
– Sao má biết con mang mấy thứ này về đây?
– Chớ không phải người ta chở mầy vô đó lấy về sao? – Vậy ra… má thuê bà ta đi đón con?
Bà Muôn đáp tỉnh queo:
– Má đâu có biết gì! Họ mới báo qua điện thoại cho tao. Hằng lay vai Vọng hỏi:
Trang: « 1[2]3