Home Chat Forum Công cụ Upload
11:21
20/05/24
Nổi bật
- Bạn có thể truy cập website bằng tên miền là Omely.Wap.Sh
Thông tin khuyến mãi
Thông tin khuyến mãi các nhà mạng , sự kiện game ,...được cập nhật mỗi ngày
> > >

truyện ma Quái vật biển cát bà - Omely.Wap.Sh

Quái Vật Biển Cát Bà
Người dân khu vực đảo Cát Bà (Hải Phòng) đang trở nên "nổi tiếng" bởi có một tài liệu (đã công bố) nói rằng vùng biển này có một loài quái vật khổng lồ, trông giống như mãng xà
Kích thước như một tàu cỡ lớn, mỗi khi nhô lưng lên không khác gì một hòn đảo chìm...
Ông Nguyễn Đình Hùy (ảnh nhỏ, góc trái) đang kể chuyện về lần chạm trán.
Rất nhiều thuỷ thủ, nhà buôn, thậm chí những ngư dân chỉ quen “đánh bắt ven bờ” cũng từng tận mắt chứng kiến. Và câu chuyện về loài quái vật khổng lồ, lạ lùng trên đã được những ngư dân ở chính đảo Cát Bà lật lại...
Lần theo manh mối
Đúng như chúng tôi dự đoán, sự lan toả của thông tin về loài quái vật trên đã làm dư luận đảo Cát Bà nóng lên. Trên vụng Tùng Dinh, ngoài bãi biển nơi cả trăm tàu thuyền đang neo đậu, đâu đâu người ta cũng xôn xao bàn tán về loài... quái vật lạ kỳ này.
Và cũng chính bởi những “thông tin không chính thống” ấy, loài quái vật ấy bỗng hoá thành... dữ tợn. Nào là, chỉ một cái quẫy đuôi, quái vật có thể đánh đắm cả một chiếc tàu cỡ lớn. Nào là, mắt chúng to và sáng như đèn pha ô tô, răng to chắc, nhọn hoắt như khủng long bạo chúa... Ai cũng mô tả vô cùng tỉ mỉ, rõ nét, kèm theo vẻ mặt hoang mang, sợ hãi, như thể mới đây thôi, chính họ đã tận thấy loài hải tinh ghê gớm ấy.
Ông Nguyễn Đình Khượng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện đảo Cát Hải, phụ trách mảng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản của huyện. Ông xuất thân từ một gia đình ngư dân, trưởng thành từ một xã có truyền thống đi biển lâu đời bậc nhất ở đảo.
Theo ông Khượng, ngư trường Cát Bà là nơi tồn tại rất nhiều loài hải sản. Đặc biệt, trong số ấy, có nhiều loài có kích thước ngoài sức tưởng tượng của các ngư dân. Về loài quái vật biển cả khổng lồ trên, ông Khượng chưa có thông tin cụ thể, chính xác, nhưng ở làng chài quê ông, từ trước, đã có rất nhiều ngư dân tận mắt thấy những loài “hải tinh” vóc dáng to lớn, hình thù kỳ lạ. Và, theo như mô tả của họ, con vật khổng lồ ấy có hình dáng giống với loài quái vật mà nhiều người đang xôn xao bàn luận bây giờ.
Ông bảo, những hộ này trước đây là xã viên của hợp tác xã Phù Long, đơn vị đánh bắt cá thiện nghệ nhất của huyện đảo ngày trước. Bởi là thành viên hợp tác xã, nên những ngư dân đó có tàu lớn để vươn ra khơi xa. Trên hành trình đánh bắt xa bờ của mình, họ đã gặp những loài hải sản mà chưa ai được thấy bao giờ.
Khi chia tay, ông Khượng đã dặn rất kỹ càng, nếu muốn tìm hiểu về những nội dung trên, thì nên đến gặp họ ngay, bởi theo như ông được biết, những xã viên của HTX hùng mạnh ngày trước, phần lớn giờ đã không còn. Đồng thời, ông Khượng đã xin lại số điện thoại của PV để hễ có thông tin gì ông sẽ báo ngay cho.
Gặp người đã chạm trán “hải tinh”
Xã Phù Long nằm ngay sát bờ biển. Hôm PV đến, dân trong xã đang làm lễ để rước tượng từ Hải Phòng vào. Cờ, phướn lập loè, trống, chiêng rộn rã. Đến nhà lão ngư dân Nguyễn Đình Hùy ở xóm Ngoài, tuy ở tuổi xưa nay hiếm nhưng trông ông Hùy vẫn còn tráng kiện lắm. Ông bảo, cả đời lênh đênh trên biển, sóng gió đại dương đã cho ông sức vóc dẻo dai, tinh thần minh mẫn. Đang chuyện trò sôi nổi, ông Hùy bỗng giật mình, kinh ngạc khi bất ngờ được hỏi về lần chạm trán với con vật khổng lồ giữa đại dương thủa trước. Sau ít phút trấn tĩnh, ông nói giọng nghe như đã lạc đi.
Ông bảo: "Kỷ niệm không thể nào quên ấy giờ ở xã Phù Long, chỉ có ông và bà Nguyễn Thị Thại (cũng ở xóm Ngoài) là còn nắm chắc, bởi những người cùng ra khơi năm đó, và cùng tận mắt thấy con vật kinh hoàng trên đều đã thành người thiên cổ cả rồi".
Năm ấy, ở HTX đánh bắt Phù Long, ông được phân công làm việc ở đội đánh bắt do ông Bùi Đình Bé làm đội trưởng. Đội có 6 người, gồm ông, ông Bé, bà Thại (vợ ông Bé), ông Chứ, ông Đống, ông Hổi. Tất cả đều là những ngư dân cự phách, lớn lên từ sóng gió đại dương. Năm đó, chỉ ít lâu trước khi HTX Phù Long giải thể (HTX giải thể năm 1982), đội của ông được phân công đánh bắt cá nhâm (một loài cá đặc sản của Cát Bà) ở khu biển Rãng Le, gần với đảo núi Đại Thành.
Với đặc tính của cá nhâm, đội phải đi từ đêm để đến khi nước đứng chúng mới nổi lên và từ trên cao, quan sát hướng đi của bầy cá, đội trưởng Bé mới vạch hướng cho các thuyền viên “tác nghiệp”. Hôm ấy, trời cũng bắt đầu chuyển từ xuân sang hạ, như mọi khi, thuyền đánh bắt của ông lại ra khơi.
Mới 9h sáng mà giữa đại dương, mặt trời đã ném những tia nắng bỏng rát. Từ trên cao, nơi ngọn cột buồm, đội trưởng Bé bắt đầu công việc quan sát của mình. Khi thuyền đang chầm chậm lao về phía núi đảo Đại Thành, bất chợt đội trưởng Bé gào anh em cho thuyền chuyển hướng. “Có đảo ngầm! Rẽ ngay sang trái! Rẽ ngay!”. Tiếng hô như lạc giọng của ông Bé khiến anh em đang chuẩn bị đồ nghề đánh bắt ở dưới khoang thuyền hết sức ngạc nhiên.
Cả mấy chục năm lênh đênh ở hải phận này, đến từng con sóng mọi người còn thông thạo huống chi lại không biết sự hiện diện của một đảo ngầm. Thế nhưng, trước sự khẩn khoản của người đội trưởng mẫn cán, mọi người cũng vội dừng tay, ngước mắt theo hướng chỉ của ông Bé. “Đảo ngầm thật!”. Mọi người ồ lên kinh ngạc.
Phía trước, cách thuyền có vài chục mét, giữa sóng biển ộp oặp, một khối đen nổi lên sừng sững. Thấy vật cản, ông Hùy vội vàng chạy vào khoang máy, nói với thợ máy rẽ trái để thuyền vòng qua “chướng ngại vật”. Quay ra, chưa hết ngạc nhiên về sự xuất hiện bất thường của “hòn đảo” trên thì ông đã giật mình bởi từ trên cao, tiếng ông Bé gào lên trong sợ hãi: “Các chú ơi! Con gì ấy! To lắm...!”.
“Hòn đảo chìm” di động
Bà Thại kể, khi HTX Phù Long giải thể, năm 1982, hai vợ chồng bà buộc phải sắm thuyền làm ăn riêng. Bởi thuyền nhỏ nên gia đình bà chỉ đánh bắt ven bờ, chứ chẳng dám ra khơi xa.
Sáng ấy, vào khoảng năm 1984, sau khi buông lưới xong, vợ chồng bà đánh thuyền vào ngọn núi Vung Viêng để cắm sào nghỉ, chờ được nước sẽ ra nhấc lưới. Khi hai vợ chồng còn cách chân núi có vài mét, ngồi trên đầu thuyền, bà thấy vật gì đen xì nằm tơ hơ giữa thảng cát vàng đến nhức mắt.
Tưởng nước mới bồi một cồn phù sa mới, bà bảo chồng đậu thuyền ngay tại cồn đất đó để tránh mắc cạn. Nói vừa dứt câu thì bà cầm sào chọc luôn vào “cồn đất” ấy. Thế nhưng, kinh hoàng thay, khi bà vừa xong động tác ấy thì “cồn đất” bỗng... trở mình. Kinh hãi, bà hớt hải gọi ông. Buông mái chèo, ông vọt lên.
Cảnh tượng trước mắt khiến hai người mắt cắt không còn giọt máu. “Cồn đất” ấy chính là một con vật khổng lồ, thân như thân rắn, nằm cuộn tròn sưởi nắng. Ú ớ, ông lôi bà vào khoang thuyền rồi vội vàng chèo ngược ra.
Mải miết chèo được vài trăm mét, thấy có mấy chiếc thuyền của ngư dân ở tỉnh Quảng Ninh đang tụm đầu vào nhau để chuẩn bị dùng bữa, ông đã gào hét, bảo họ cùng đến chứng kiến cảnh tượng hãi hùng trên. Theo ông, mấy ngư dân ấy cũng đổ xô chèo thuyền đến.
Thế nhưng, đến nơi, “cồn đất” khi nãy đã biết đâu mất. Nơi ông bà định neo thuyền chỉ còn là hố cát lõm hẳn xuống cùng với bụi cát như có ai đó xới lên giữa nước biển trong veo.
Bà Thại cho biết, sau lần thấy con vật khổng lồ ấy, thấy nghề đi biển có quá nhiều rủi ro, thêm nữa, sức khoẻ của ông bà cũng đã có phần già yếu, bà đã bàn với ông quyết định gom lưới, gác chèo.
Như trường hợp của bà Thại, ông Huỳ cũng từ giã con đường ngư phủ, lên bờ quanh quẩn kiếm sống bằng việc chăn nuôi. Con cái ông cũng tuyệt nhiên không ai theo nghề cha nữa. đến giờ, tổng kết “cuộc đời ngư dân” của mình, ông Huỳ bảo, ngoài lần “giáp mặt kinh hoàng” với con vật khổng lồ trên, thì ông cũng đã thêm 2 lần nữa được thấy những loài hải ngư khổng lồ.


Trang: [1]2
Đến trang:

HomeLượt Xem: 1/
Link:
BBcode:
Bài Viết Cùng Chuyên Mục
» Truyện ma - đám ma thành đám cưới
[ Ngày : 13/06/2015 - Xem: ]
» Truyện ma - Ăn nhầm thịt ma
[ Ngày : 06/06/2015 - Xem: ]
» truyện ma Quái vật biển cát bà
[ Ngày : 16/04/2015 - Xem: ]
» truyện ma Hóa thân
[ Ngày : 16/04/2015 - Xem: ]
» Kết Thúc Hoàn Hảo
[ Ngày : 07/03/2015 - Xem: ]
[ » Xem thêm...]
Tải game cho điện thoại
Chia Sẻ : Facebook Google Plus Twitter

DMCA.com Protection StatusC-STAT
Thank toXtgem , Nén : 0.0002s

XtGem Forum catalog