Lần thứ hai là vào khoảng năm 1975, đi đánh bắt ở ngoài vịnh Hạ Long, ông đã nhìn thấy con cá lớn gồ lưng lên như một sải cát. Không dám cho thuyền đến gần nhưng từ xa, ông phỏng đoán, con cá có sống lưng dài đến gần chục mét ấy, chí ít cũng phải nặng đến trên 10 tấn. Lần cuối cùng, khi sắp giải nghệ, tự tay ông đã đâm được con đồi mồi nặng hơn 5 tạ. Đó là con vật lớn kỷ lục, ở làng chài quê ông chưa ai bắt được.
Trước sự xuất hiện bất ngờ của con vật lạ, đội đánh bắt của ông Bé, ông Hùy ai nấy đều vô cùng sợ hãi. Giữa tình huống tiến thoái lưỡng nan ấy, tất cả thuyền viên đành chọn cách lấy tấn công thay vì phòng thủ, những mong tìm cho mình cơ hội sống sót nhỏ nhoi...
Bà Nguyễn Thị Thại kể về những lần gặp thủy quái.
Thoáng vụt qua trong đầu phương án ấy, lại thêm chút sĩ diện của một ngư dân đã từng mấy chục năm vật lộn với sóng gió đại dương, ông Huỳ không chỉ muốn chiến đấu để bảo vệ mình mà còn muốn... túm luôn con vật kềnh càng đang nằm chềnh ềnh ấy để về “làm quà” cho HTX cũng như dân làng.
Theo ông, nếu những “hoài bão” trên mà thành hiện thực thì chắc chắn rằng, không chỉ làng, mà cả xã, cả huyện sẽ suy tôn ông cùng những người ra khơi hôm đó là những người hùng. Bởi thế, chẳng cần sự đồng ý của đội trưởng Bé, ông vội vàng vồ lấy chiếc đinh ba chuyên dùng để săn bắt những loài cá lớn có những chiếc mũi thép dài đến hơn 2 gang tay, buộc đoạn thừng dùng làm dây neo thuyền vào, rồi nhảy lên mũi thuyền.
Thấy ông manh động, ông Bé đã đã thét lên ngăn cản: “Đừng đâm! Dừng lại!”. Thế nhưng, bỏ ngoài tai sự can ngăn ấy, lăm lăm đinh ba trong tay, ông nhằm đầu thuỷ quái đâm tới. Cú đâm ngọt lịm. Chiếc đinh ba cắm ngập hết chân răng.
Như muốn hạ gục đối phương ngay, ông la hét, nhờ ông Đống ở cạnh giúp sức. Thấy “chiến hữu” của mình đã ra tay, không còn sự lựa chọn nào khác, ông Đống đành vội vã lao lên. Nhưng thật kinh hoàng, tuy cả hai người to lớn đã đánh đu trên chiếc đinh ba nhưng con vật vẫn không hề nhúc nhích.
Điều ấy chứng tỏ rằng, tuy đâm vào đầu, nhưng răng chiếc đinh ba dài đến hơn 40 cm vẫn chưa xuyên tới phần não bộ của thuỷ quái. Lúc này, biết đã hết đường lui, tất cả các thành viên trên thuyền đồng loạt tìm vũ khí tấn công.
Ai có gì dùng thứ đó, đập, vụt, ném thùm thùm. Bị “nếm đòn hội đồng” con vật khổng lỗ rùng mình mấy cái, đồng thời quẫy đuôi làm chiếc thuyền cá trọng tải cả vài chục tấn chòng chành như chực hất tung những người trên khoang xuống nước.
Cú phản đòn ấy đã khiến ông Huỳ, ông Đống đang đánh đu trên cây sào có gắn đinh ba bị văng ra, rơi bụp xuống khoang thuyền như những trái cây gặp bão lớn. Trong thời khắc kinh hoàng ấy, mọi người trên khoang đã hoàn toàn bất lực, bấu víu chặt vào bất cứ vật gì trên thuyền, thoi thóp chờ điều tồi tệ nhất của đời mình.
Cú đòn tiếp theo mà thủy quái tung ra là đánh đuôi như trời giáng xuống mặt nước ngay cạnh thuyền. Cả khối nước được chiếc đuôi khổng lồ hất tung lên, dội xuống thuyền trắng xoá. Đồ đạc, ngư cự trên thuyền đã bị cột nước hất văng tung toé, trôi lềnh phềnh trên mặt biển.
Ông Huỳ bảo, lúc ấy, trong đầu mỗi người ai cũng hốt hoảng với một ý nghĩ, cái chết đang đến rất gần. Thế nhưng, sau cú trả đũa ấy, con vật đã dừng lại, nhằm hướng khơi xa, lao đi. Ông Huỳ kể, sợi dây thừng mà ông buộc vào đinh ba cắm vào đầu con vật dài gần 20m, thế nhưng, khi phi theo chiều thẳng, sợi dây đã căng đét mà đuôi con vật vẫn còn vả vào mạn thuyền chan chát.
Và, cũng chính bởi sợi dây ấy mà chiếc thuyền cũng bị lôi vút theo với vận tốc ***ng mặt. Lôi được khoảng vài km, con vật như muốn trốn mình dưới lòng đại dương xanh thẳm, nên đã vài lần nó khiến mũi thuyền chúi xuống theo phương thẳng đứng.
Ông Huỳ bảo, khi ấy, là người tỉnh táo, đội trưởng Bé đã vồ lấy con dao chặt đứt đoạn dây. Nhờ đó, chiếc thuyền mới được giải thoát. Sợ con vật bị thương sẽ quay lại... trả thù, đội trưởng Bé vội vàng ra lệnh mở hết tốc lực nhằm hướng đất liền trốn chạy.
Về đến làng, câu chuyện khó tin ấy đã được cả đội kể lại cho mọi người trong làng. Mới đầu, chẳng mấy người tin. Thế nhưng, cả tuần sau, thấy tất cả các xã viên trên đều mặt mày phờ phạc, thậm chí có người còn ốm liệt giường (có lẽ, cơn ác mộng trên đã khiến nhiều người mất ngủ, sinh đau ốm) thì mọi người mới hoàn toàn tin đó là sự thật.
Với hình dáng nửa rắn, nửa cá trên, các ngư dân khắp cả xã cũng chẳng thể nhận biết quái vật khổng lồ mà những người trở về từ “chuyến thuyền bão tố” kể lại là con vật gì? tại sao chúng lại xuất hiện ở hải phận này?
Cũng theo ông Huỳ, phải mất gần một tháng sau, đội của ông mới lấy lại tinh thần và tiếp tục ra khơi. Vùng hải phận nơi “ông thần biển” xuất hiện, cả năm sau đội của ông mới dám ho hoe trở lại.
Ngay sau buổi trao đổi thú vị với ông Huỳ, phóng viên đã tìm gặp bà Nguyễn Thị Thại, thành viên nữ duy nhất của đội thuyền năm đó. Bà Thại năm nay tuổi đã xấp xỉ 80. Chồng bà, ông Bùi Đình Bé vừa mất năm ngoái. Tuổi già, không làm được việc nặng, bà mở cửa hàng bán mấy thứ quà quê cho tụi trẻ trong làng.
Cũng như ông Huỳ, bà Thại vẫn còn minh mẫn lắm. Bà kể vanh vách câu chuyện mà chúng tôi đã được nghe tại nhà ông Huỳ. Hai câu chuyện giống nhau đến từng tình tiết nhỏ. Bà bảo, nếu như bây giờ, thấy con vật khổng lồ ấy, chắc chắn mọi thành viên trên thuyền sẽ chẳng dám ho he gì.
Thời ấy, là thành viên của HTX nên chẳng ai duy tâm, cứ thấy loài gì dưới biển là đuổi bắt cho bằng được để về nhà... tính điểm. Giờ thì không chỉ riêng bà, mà tất cả mọi người đều cho rằng đó là một con vật thần thánh, không ai dám phạm vào “ngài”.
Ngoài lần thực mục sở thị kinh hoàng ấy, theo bà Thại, bà và chồng bà đã một lần nữa “sống trong sợ hãi” khi hai vợ chồng giáp mặt với một thủy quái khổng lồ khác cũng trên lãnh hải Cát Bà. Lần này quan sát kỹ hơn, bà khẳng định con vật có thân hình chẳng khác nào con rắn.
Bà Thại kể, khi HTX Phù Long giải thể, năm 1982, hai vợ chồng bà buộc phải sắm thuyền làm ăn riêng. Bởi thuyền nhỏ nên gia đình bà chỉ đánh bắt ven bờ, chứ chẳng dám ra khơi xa.
Sáng ấy, vào khoảng năm 1984, sau khi buông lưới xong, vợ chồng bà đánh thuyền vào ngọn núi Vung Viêng để cắm sào nghỉ, chờ được nước sẽ ra nhấc lưới. Khi hai vợ chồng còn cách chân núi có vài mét, ngồi trên đầu thuyền, bà thấy vật gì đen xì nằm tơ hơ giữa thảng cát vàng đến nhức mắt.
Tưởng nước mới bồi một cồn phù sa mới, bà bảo chồng đậu thuyền ngay tại cồn đất đó để tránh mắc cạn. Nói vừa dứt câu thì bà cầm sào chọc luôn vào “cồn đất” ấy. Thế nhưng, kinh hoàng thay, khi bà vừa xong động tác ấy thì “cồn đất” bỗng... trở mình. Kinh hãi, bà hớt hải gọi ông. Buông mái chèo, ông vọt lên.
Cảnh tượng trước mắt khiến hai người mắt cắt không còn giọt máu. “Cồn đất” ấy chính là một con vật khổng lồ, thân như thân rắn, nằm cuộn tròn sưởi nắng. Ú ớ, ông lôi bà vào khoang thuyền rồi vội vàng chèo ngược ra.
Mải miết chèo được vài trăm mét, thấy có mấy chiếc thuyền của ngư dân ở tỉnh Quảng Ninh đang tụm đầu vào nhau để chuẩn bị dùng bữa, ông đã gào hét, bảo họ cùng đến chứng kiến cảnh tượng hãi hùng trên. Theo ông, mấy ngư dân ấy cũng đổ xô chèo thuyền đến.
Thế nhưng, đến nơi, “cồn đất” khi nãy đã biết đâu mất. Nơi ông bà định neo thuyền chỉ còn là hố cát lõm hẳn xuống cùng với bụi cát như có ai đó xới lên giữa nước biển trong veo.
Bà Thại cho biết, sau lần thấy co
Trang: « 1[2]